Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (9)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (9)

ĐTC Phan-xi-cô
Evangelii Gaudium - L'exhortation apostolique

TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

IV.  MỘT SỨ VỤ ĐƯỢC CỤ THỂ HÓA TRONG CÁC GIỚI HẠN CỦA CON NGƯỜI

40. Chính Giáo hội là một tông đồ truyền giáo; Giáo hội cần lớn lên trong việc giải thích Lời được mặc khải và trong sự hiểu biết của mình về chân lý. Nó là nhiệm vụ của các nhà chú giải và các nhà thần học hầu “giúp phán quyết của Giáo Hội được chín chắn”. (42*) Các khoa học khác cũng giúp hoàn thiện điều này, theo cách riêng của từng khoa học. Chẳng hạn như về các khoa học xã hội, Đức Gio-an Phao-lô II đã nói rằng, Giáo hội coi trọng các nghiên cứu của các khoa học này, chúng giúp Giáo hội “tìm thấy các dấu chỉ cụ thể hữu ích cho nhiệm vụ giáo huấn của Giáo hội”. (43*) Bên trong Giáo hội, vô số các vấn đề đang được nghiên cứu và suy tư với sự tư do rất lớn. Sự khác biệt về các luồng tư tưởng trong triết học, thần học và thi hành mục tử, nếu mở ra để Chúa Thánh thần làm cho hài hòa trong sự tôn trọng và yêu mến, có thể làm cho Giáo hội lớn lên, bởi vì tất cả đều giúp thể hiện một cách rõ ràng hơn sự phong phú vô tận của Lời Chúa. Đối với những ai mong muốn có một bộ giáo lý nguyên khối, tất cả đều được giữ gìn, bảo vệ và không có chỗ cho sự khác biệt, thì điều này xem ra có thể gây rắc rối và dẫn đến rối loạn. Nhưng quả thực, tính đa dạng mang đến sự hữu ích cho việc phát triển các khía cạnh khác nhau về sự giầu có vô tận của Tin Mừng. (44*)

41. Đồng thời, sự thay đổi nhanh chóng và rộng lớn về văn hóa đòi hỏi chúng ta không ngừng tìm kiếm những cách thức để thể hiện những chân lý bất biến bằng một ngôn ngữ mà nó mang đến ý nghĩa vĩnh cửu của chúng. “Kho tàng Đức Tin là một điều… và cách thức thể hiện Đức Tin lại là một điều khác”. (45*) Có những lúc khi người tín hữu, trong việc lắng nghe một thứ ngôn ngữ hoàn toàn chính thống, nhưng lại lấy đi một điều gì đó trái với Tin Mừng đích thực của Chúa Giê-su Ky-tô, bởi ngôn ngữ đó trái ngược với cách thức mà chúng nói về nhau cũng như hiểu về nhau.  Với mục đích thánh thiêng trong việc truyền đạt chân lý về Thiên Chúa và con người, đôi khi chúng ta mang đến cho thế giới một Thiên Chúa giả, hay một lý tưởng mang tính con người mà nó không thực sự thuộc về Ky-tô giáo. Trong cách này, chúng ta đã gắn với một sự tính toán theo công thức, trong khi không chuyển tải vấn đề cốt lõi của nó. Đây là sự nguy hiểm lớn nhất. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng, “chân lý có thể được thể hiện bằng những cách thức khác nhau. Việc đổi mới những cách thể hiện này trở nên cần thiết đối với việc truyền tải cho con người ngày hôm nay sứ điệp của Tin Mừng trong ý nghĩa bất biến của nó”.(46*)

42. Tất cả điều này có sự liên quan lớn đối với việc rao giảng Tin Mừng, nếu chúng ta thực sự quan tâm đến việc làm cho vẻ đẹp của nó được nhận biết rõ ràng hơn và được chấp nhận bởi tất cả. Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm cho các giáo huấn của Giáo hội được hiểu một cách dễ dàng và được mọi người sẵn lòng đánh giá cao. Đức Tin luôn tồn tại một điều gì đó của thập giá; nó vẫn có một sự khó hiểu nào đó mà không làm giảm đi sự chắc chắn về việc tuyên xưng Đức Tin. Một số điều chỉ được hiểu và được đánh giá cao từ quan điểm tuyên xưng Đức Tin này, điều đó có lien quan tới tình yêu, vượt xa cấp độ của các luận chứng và lý lẽ rõ ràng. Chúng ta cần nhớ rằng, rốt cục, tất cả các giáo huấn mang tính tôn giáo phải được suy tư trong lối sống của vị giảng thuyết, tức điều làm thức tỉnh sự khẳng định của con tim bằng sự gần gũi, yêu thương và chứng tá của nó.

43. Trong sự phân biện đang tiếp diễn của mình, Giáo hội cũng có thể đến để nhìn thấy những phong tục nào đó không trực tiếp nối kết với Tin Mừng, thậm chí một số có những nguồn cội mang tính lịch sự sâu xa, không còn được hiểu và đánh giá một cách thích hợp. Một số những phong tục này có thể đẹp, nhưng chúng không còn phục vụ như là các phương tiện loan truyền Tin Mừng nữa. Chúng ta không nên sợ hãi trong việc xem xét lại chúng. Đồng hời, Giáo hội có những nguyên tắc  hoặc luật lệ có thể đã khá hiệu quả trong thời gian của chúng, nhưng không còn có cùng sự hữu ích nữa đối với việc định hướng và định hình đời sống của người dân.

44. Hơn nữa, các mục tử và giáo dân – tức những người đồng hành với những anh chị em của mình trong Đức Tin hoặc trên một cuộc hành trình đi tới Thiên Chúa – phải luôn luôn nhớ tới điều mà Giáo lý của Hội thánh Công giáo đã dậy một cách rất rõ ràng rằng: “Việc quy lỗi và trách nhiệm về một hành động có thể được giảm bớt hay xóa bỏ do thiếu hiểu biết, sơ suất, hay do áp lực, sợ hãi, do thói quen, do tâm lý bất ổn, do các nhân tố tâm lý hay xã hội”.(49*) Như vậy, không có chuyện giảm thiểu lý tưởng Tin Mừng, nhưng cần đi theo với lòng thương xót và kiên nhẫn cho tới những chặng cuối cùng về sự lớn lên mang tính ngôi vị, cũng như  khi những điều ấy diễn ra cách tiệm tiến (50*). Cha muốn nhắc các linh mục rằng, Tòa giải tội  không được phép trở thành một phòng tra khảo, nhưng phải là nơi gặp gỡ lòng thường xót của Thiên Chúa,  mà lòng thương xót ấy khích lệ chúng ta cố gắng hết mình. Một bước đi nhỏ, trong giữa những giới hạn rất lớn của con người, có thể làm cho Thiên Chúa được hài lòng hơn là một cuộc sống hướng ra phía ngoài nhưng chỉ cốt cho qua ngày mà không phải đương đầu với những khó khăn lớn. Mọi người cần được đụng chạm bởi sự an ủi và sự hấp dẫn do tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, tức điều đang diễn ra một cách màu nhiệm nơi mỗi người, vượt trên và vượt xa những lỗi lầm và vấp ngã của họ.

45. Tiếp đến, chúng ta nhìn thấy rằng, nhiệm vụ loan báo Tin Mừng hoạt động trong các giới hạn về ngôn ngữ và hoàn cảnh. Nhiệm vụ ấy không ngừng cố gắng để loan truyền một cách hiệu quả hơn nữa về chân lý của Tin Mừng trong một bối cảnh cụ thể, nhưng không chối bỏ chân lý cũng như sự tốt lành và ánh sáng, tức những điều có thể được đưa vào, khi  sự hoàn hảo là điều không thể. Một trái tim truyền giáo nhận thức rõ những giới hạn này, và làm cho chính bản thân nó “trở nên yếu đuối đối với những người yếu nhược… và trở nên tất cả cho mọi người” (1Cr 9,22). Nó không bao giờ tự đóng mình lại, không bao giờ rút vào sự an toàn của chính nó, không bao giờ chọn tính cứng nhắc và tính phòng vệ. Nó nhận ra rằng, nó phải lớn lên trong sự hiểu biết của chính nó về Tin Mừng và trong sự phân biệt các con đường của Thần Khí, và vì thế nó luôn làm những điều tốt lành mà nó có thể, thậm chí trong quá trình này, giầy của nó bị dính bùn đất của đường phố.

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét